Sau sinh mẹ sữa sẽ đối mặt với những vấn đề gì?

Sau sinh mẹ sữa sẽ đối mặt với những vấn đề gì?

27 Tháng 4 2014 lúc 22:28 by Nguyen Dai Phu

Hôm nay chịu khó viết lách xíu viết tặng các mẹ sữa một bài nữa đây. Mong các mẹ share cho các mẹ đang mang thai, chuẩn bị sinh nếu thấy hữu ích nhé.

 

Mẹ có thể sinh thường có thể sinh mổ bắt con, có thể dự định sinh thường và nỗ lực sinh thường nhưng không được cuối cùng phải chịu nỗi đau của sinh thường và sinh mổ kết hợp.

 

Một cuộc vượt cạn suôn sẻ và thành công cũng khiến mẹ không mất nhiều sức, nhiều máu cũng là một yếu tố giúp mẹ mau có sữa cho bé hơn.

 

Một cơ thể yếu mệt, mất sức cũng khiến mẹ mất tự tin về việc ncbsm sau sinh.

 

Mẹ sinh thường thì đau cơn co dạ con, đau vết rạch, mẹ sinh mổ thì đau cơn co dạ con, đau vết mổ, chịu chích kháng sinh nhiều hơn với mẹ sinh thường.

 

Bầu vú cup A cũng khiến mẹ mất tự tin hơn các mẹ khác (ngoài việc cho con bú mẹ đều đặn liên tục nên nhớ các mẹ ngực cup A nên có mhs để hỗ trợ nhất là trong 6 tuần đầu tiên sau sinh).

 

Các mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

 

–          Bú mẹ ngay lập tức (sớm nhất có thể sau sinh) để bé nhận được lượng sữa non (72 giờ vàng sữa non) là hàng rào bảo vệ đầu tiên cho bé.

–          Da tiếp da (nếu có thể) -> Điều này chỉ ra rằng vô cùng quan trọng với các mẹ sinh non. (Từ Dũ có phòng ấp Kangaroo cho các bé sinh non)

–          Cho con bú mẹ sớm giúp cho mẹ nhanh xuống sữa

–          Cho con bú mẹ sớm giúp mẹ hạn chế/ giảm cương tắc sữa sau sinh

–      Bổ sung sữa cho con nếu thấy thiếu (bằng ly, thìa, cốc uống sữa chứ không được cho bú bình nếu muốn con bú mẹ tốt)

Các mẹ có thể đối mặt với vấn đề (thực tế các mẹ sẽ trải qua) (hoặc một số sai lầm các mẹ mắc) như sau:

 

–          Đa phần các mẹ đã có sữa non sẵn từ lúc mang thai rồi tuy nhiên nhiều mẹ không biết điều đó và cứ cho rằng mình không có sữa và “chờ sữa về” mới cho con bú/ vắt hoặc không cho con bú vắt luôn -> Kết quả là mẹ bị cương tắc sữa sau sinh càng nặng.

 

–          Các mẹ sinh thường (ít chịu tác động của kháng sinh hơn/ thì khi “bong hết nhau, hocmon progesterone xuống thấp nhất và prolactin lên cao nhất, do đó sữa mẹ tràn về” ở ngày thứ 2, 3. Các mẹ sinh mổ sẽ thấy hiện tượng toàn bầu ngực cương cứng lên và dần dần cứng như đá ở ngày thứ 3, 4,5 hoặc cá biệt có bạn ở ngày thứ 7 (Phạm Bá Hiền Trang). Đây là khi “cơ chế sx sữa mẹ chuyển sang giai đoạn tạo sữa thứ II” (Theo bài “Móng giò không lợi sữa” của chị Betibuti.

 

–          Các mẹ trải qua cơn vượt cạn, cơ thể yếu mệt, nằm trên giường lấy lại sức, ít chịu cho con bú ngay hoặc được người nhà động viên nằm dưỡng sức, các mẹ sinh mổ chưa thể cho con bú sớm, các mẹ chia sẻ nhau kinh nghiệm phải mang theo một lon sữa nhỏ để pha cho bé. Truyền nhau kinh nghiệm pha cho bé 30ml sữa CT ngay sau sinh hoặc được y tá, hộ lý hướng dẫn pha 30ml sữa cho bé và ‘dọa” nếu bé không được ăn để đào thải phân su thì có thể vàng da,… trong khi các bé có nhu cầu bú từ 5ml ngày 1 tới 10ml ngày 2, 15ml ngày 3 ở mỗi cữ. (Xem thêm size dạ dày của trẻ).

 

Khi con đã bị được ăn sữa bằng bình thì sẽ xảy ra điều gì?

 

Bé bị/ được ăn sữa bằng bình sẽ bị giãn dạ dày sớm hơn và số sữa cần ăn nhiều hơn nhu cầu thực tế dạ dày của trẻ (phản xạ mút). Lý thuyết ngày 1 trẻ cần ăn 5ml. Thực tế: Trẻ có thể ăn tới 30ml mỗi bữa ở ngày đầu tiên. Cứ như thế trẻ sẽ tăng dần số sữa được cho ăn bằng bình ở những ngày thứ 2, 3, 4, 5, 6. Cá biệt trẻ ăn 50, 60ml ở ngày thứ 2, 3 và tới ngày thứ 6, 7 đã tăng lên đến 80ml, 100ml/ cữ khiến cho các mẹ sữa không tự tin vào bản thân và càng không cho con bú mút lại càng không ra sữa (hoặc không ngay lập tức đi kiếm máy hút sữa để hút bù vào nguồn cung đã bị đánh cắp bởi việc cho ăn sữa CT). Khi các bé ăn bình đã quen thì việc quay trở lại xúc thìa, uống ly là vô cùng khó khăn. Các mẹ có bầu ngực nhỏ (cần phản xạ bú mút nhiều lần hơn) lại càng mất tự tin hơn khi thấy sữa không ra, có ra nhưng ra rất ít và dễ dẫn tới việc buông xuôi cho con ăn sữa CT luôn vì tin rằng mình ít sữa lắm, không đủ để nuôi bé. Đa phần các mẹ sẽ còn rất ít sữa ở cuối tháng thứ 1, các mẹ có bầu ngực lớn sẽ thấy cạn sữa ở tháng thứ 2, 3 khi con con ăn bình và bú mẹ song song.

 

–          Mình lên bệnh viện thăm 10 mẹ thì có tới 8 mẹ con bị cách ly do một yếu tố nào đó như hít phải phân su, vàng da,… và các mẹ cứ nằm chờ con mình mà không biết rằng mình nên nặn sữa ra/ vắt sữa ra cho đến khi có sự chỉ định của bác sĩ rằng bé đã được uống sữa mẹ và yêu cầu mẹ vắt ra mang vào cho con trừ những mẹ đã được trang bị kiến thức/ kinh nghiệm từ mẹ khác.

 

–          Bác sĩ yêu cầu mang 3,4 lần sữa cho con thì các mẹ chỉ vắt 3, 4 lần sữa mà không vắt hơn. Điều này là không đúng vì các mẹ nên đặt trường hợp con mình hoàn toàn khỏe mạnh đủ tháng, đủ ngày và nó sẽ cần ăn với số bữa từ 8 tới 12 lần để vắt số lần tương ứng chứ không phải 3 hay 4 lần thì các mẹ khó mà tăng sữa được.

 

–          Các mẹ vắt sữa ra quá ít (5ml 10ml) cho những lần vắt đầu tiên (Mình có bạn khách vắt được đến 80ml ở lần thứ 4 mà vẫn nghĩ mình ít sữa và từ đó cho con ăn sữa ngoài luôn, bú mẹ rất ít) cứ nghĩ rằng mình ít sữa là không đúng. Sữa mẹ thật kỳ diệu. Sữa mẹ sẽ tăng lên tương ứng với nhu cầu bú mút của trẻ. Nếu trẻ không bú mút thì phải tìm máy hút sữa đủ tốt nếu không biết vắt tay để đặt giả định bé bú lên bầu ngực mà gửi tín hiệu đi cho cơ thể hiểu rằng bé có nhu cầu để cơ thể sản xuất.

 

–          Các hộ lý cho bé bú bình (khi bé bị cách ly mẹ) hoặc người nhà (ông bà, người thân) cho con ăn bình sớm và bé bị tập làm quen với cơ chế bú bình sớm mà không phải là bú mẹ. (2 cơ chế bú mẹ và bình là khác nhau) khiến cho bé dễ dàng từ chối ti mẹ.

 

–          Các bé có thể ngậm vú mẹ song song với ti bình khiến cho các mẹ lầm tưởng rằng con mình biết bú mẹ đúng cách. (hoặc có những em bé vẫn có khả năng bú mẹ tốt nhưng số đó rất ít). Đa phần bị phá hỏng khớp ngậm khi cho con bú bình ngay từ lúc sinh.

 

Khi ngực cương sữa, con cách ly các mẹ nên làm gì?

 

Việc nên làm là nên thuê ngay một máy hút sữa. Đa phần vấn đề cương tắc sữa sau sinh không đáng lo ngại và không đến mức phải gọi dịch vụ thông tắc tia sữa nếu các bạn biết cách xử lý như sau:

  1. Cho con bú càng nhiều càng tốt (nếu con bên mẹ)
  2. Massage betibuti hoặc thực hiện thao tác sau nhịp nhàng:

–          Lấy khăn và chậu thau nước ấm khoảng 40oC

–          Dấp nước khăn ấm, vắt khăn và ấp lên bầu ngực.

–          2 tay: 1 tay đặt dưới bầu, tay đặt trên bầu và day ép ngược chiều nhau, nặn sữa cho các tia sữa ở đầu ti được thông

–          Làm sạch các vẩy nếu có ở đầu vú

–          Kiếm máy hút sữa điện đơn hoặc đôi hút sữa ở chế độ kích thích là chính (vì lúc này ngực cương cứng nếu hút ở chế độ hút hoài sẽ gây đau đớn và tổn thương quầng và núm vú) hút tầm 10p cho tới khi hết sữa lại thực hiện lại thao tác chườm, day, massage ngực và lại hút sữa tiếp.

–          Nếu không tự làm được thì nằm trên giường, thả lỏng cơ thể nhờ người nhà hỗ trợ day, chườm, massage cho mình xong lại ngồi dậy hút sữa ra. (Thao tác massage khi có người nhà hỗ trợ: Một tay giữ bầu vú, tay kia dùng ngón trỏ, giữa day day vào những điểm tắc. 2 tay ép ngược chiều nhau để nặn sữa ra cho thông tia. Kích thích vào quầng vú điểm có đầu dây thần kinh kích thích tiết sữa để thông tia. Massage tay theo hình xoắn ốc rồi ngồi mhs hút ra như trên.

 

Nếu bé sinh non, nhẹ cân thì có khả năng sức bú/ mút của bé sẽ kém hoặc bầu ngực mẹ nhỏ thì các mẹ nên tích cực dùng mhs ngay trong thời gian đầu sau sinh. Mẹ vừa tích cực cho bé bú (2 mẹ con tập để sao cho có thể phối hợp nhịp nhàng nhất). Sau bú mẹ có thể tích cực hút sữa bằng máy điện đôi nếu có điều kiện thêm 15p nữa và kết hợp chức năng kích thích massage của máy nếu có, nếu không thì kết hợp massage betibuti.

 

Các mẹ có vấn đề với núm vú (ti tụt, phẳng, lõm) nên làm gì?

 

Các mẹ nên dùng tay vân vê kéo đầu ti ra, kết hợp việc dùng máy hút sữa cũng hỗ trợ kéo đầu ti các mẹ ra. Các mẹ có thể dùng thêm trợ ti để tập cho con bú. Có mẹ thành công với trợ ti có mẹ không. Có mẹ con bú qua trợ ti troét cả đầu ngực, chảy cả máu. Khi con chưa bú được thành thạo thì các mẹ nên dùng mhs để hút sữa và kích sữa bên cạnh việc tập cho con bú đúng và nhờ sự hỗ trợ của bé kéo dài đầu ti ra.

 

Cá biệt có những mẹ đầu ti quá lõm dùng máy cũng không thể hút được thì phải tập vắt sữa bằng tay.

 

Luôn lưu ý số lần con ăn tương ứng số lần mẹ vắt mới mong sữa tăng được.

 

Con ăn sữa mẹ trong 24h vậy nên mẹ cũng đều đặn sản xuất sữa trong 24h. Không có lý nào con ăn 8-12 bữa mà mẹ vắt có 1-2 bữa mà đủ cho con ăn được các mẹ nhé.

 

Luôn lưu ý 6 tuần đầu tiên sau sinh là sáu tuần lễ vàng để kích tăng lượng sữa. Các mẹ có thể nuôi được 3 bé nếu nắm thời cơ này. Các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ không bé nếu không nắm được cơ hội này.

 

Chúc các mẹ thành công.

 

(Bài viết có thể còn thiếu sót, các mẹ cứ thoải mái bổ sung nhé. Cảm ơn các mẹ).

 

Xem thêm : http://www.facebook.com/ndaiphu/notes

Share this post

There are no comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Start typing and press Enter to search

Shopping Cart

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Liên hệ ngay với chúng tôi!
Gọi ngay cho chúng tôi!