Mẹ nên làm gì khi con hay bị sổ mũi, viêm họng

By Nguyen Dai Phu

Mỗi lần đi Vic khám trong lúc chờ đợi thấy phát video trong đó có câu này của bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn (FB @doan nguyen) là cảm thấy vô cùng tâm đắc: “Trẻ bệnh vặt là thường, tháng bệnh 1 lần hay 2 lần là bình thường” nên mình thấy các con bị sổ mũi, viêm họng cũng là thường thôi không việc gì phải xoắn. “Trẻ nhỏ càng ít phải uống kháng sinh thì sau này về già càng ít phải dùng kháng sinh (hay thuốc nói chung)”. Với tiêu chí đó mình luôn mong các mẹ hãy cố gắng cho con những giọt sữa mẹ (để con có một sức khỏe tốt nhất) và hạn chế kháng sinh để các con phát triển toàn diện nhất.

Quá nhiều mẹ chia sẻ đã “Cảm ơn chị vì em đã làm được. Dạo này con em đã không phải uống kháng sinh”. Cũng có quá nhiều mẹ vào nói rằng run tay, sợ hãi khi rửa mũi cho trẻ. Mình muốn viết vài dòng để các mẹ tránh một vài ngộ nhận nhé:
– Sốt: Các con sốt thì không cần phải cho đi khám bệnh ngay nếu như con vẫn ăn chơi được, chỉ hơi mệt. Hãy theo dõi con sốt diễn tiến có thể là 3,4, 5 ngày. Thông thường con sốt 3 ngày mà vẫn không giản thì cho đi khám, đừng có cho đi khám khi con vừa sốt và không có biểu hiện gì.
– Khi sốt họng bị đỏ: nếu sốt mà họng hơi đỏ là bình thường có thể bị phán nhầm với viêm họng nhé.
– Sốt đi sốt lại trong 1 tháng bệnh: Đơn giản là bệnh chồng bệnh chứ không phải “bé nhà em bị bệnh lại chị ạ” Nghĩa là sao: bé đang bị đợt viêm hô hấp này (chẳng hạn) do một chủng loại virut chẳng hạn chưa khỏi hẳn thì lại bị dính trúng con virut khác xâm nhập vô. Vậy đừng quá căng thẳng mà nghĩ rằng do con bị tái đi tái lại. (Cũng ko loại trừ khả năng bé sốt lên do bội nhiễm (đang đợt cảm/ sốt siêu vi chưa khỏi và cơ thể yếu mệt, sức đề kháng giảm và vi khuẩn tấn công vô)
– Sổ mũi hết đợt này tới đợt kia chị ạ: Cũng lý giải như trên: con virut này chưa tiêu diệt được đã tới con virut khác nhào vô tấn công con rồi.
– Có thể dễ dàng đi pha thuốc cho con uống nhưng lại sợ và không biết cách nhỏ, rửa, xịt nmsl cho con.
– Con bị đi ngoài: phải mua thuốc kháng sinh để chặn đứng cái sự đi và cái phân có nhiễm khuẩn lại là sai lầm vì con đi chưa hết con bị ngăn lại thì cái con vi khuẩn nó âm ỉ trong bụng con mãi không khỏi. Ngoài ra kháng sinh còn làm cho con có khả năng bị tiêu chảy và tiêu ruột những vi khuẩn có lợi trong ruột con. Quan điểm các bác sĩ ở Vic là sẽ cho con đi ra cho hết. Nhiệm vụ của mẹ là bù nước/ nước điện giải cho con.
– Khi con sốt mà quấy quá và sốt cao trên 38.5oC thì có thể cho uống thuốc hạ sốt (Paracetamol theo cân nặng. Cứ 10mg/ 1 kg cân nặng). Thuốc hạ sốt không phải kháng sinh nên cần thì cho uống chứ đừng quá căng thẳng. Cho uống khi con sốt chứ không phải thấy ghi cứ 4-6h có thể uống là cho uống đều nhé.
– Khi con bệnh không ăn uống được, sức đề kháng kém đi vào chỗ đông ng như môi trường bv cũng làm con dễ bị bội nhiễm (đương nhiên trong trường hợp cần phải cho con đi khám vẫn phải đưa vào viện)
– Đừng sợ bác sĩ, đừng sợ đi bệnh viện nếu cần phải đi thay vì thế mà ngồi hoài nghi, lo lắng, bất an. Đi bác sĩ để biết diễn tiến con bệnh đến đâu. mẹ mới là người cho con uống thuốc và quyết định làm điều đó.
– Nếu nơi nào đó chi phí khám đắt đỏ nhưng thỏa mãn được những câu hỏi của mình và nâng cao kiến thức y khoa của mình thì cũng đáng để bỏ tiền ra cho con đi khám thay vì tiếc tiền và mua một đống thuốc về nhà và lòng chưa thấy yên tâm.
– Những bác sĩ không có thời gian trả lời bạn, dành thời gian 2p/ bệnh nhân liệu có thể đặt niềm tin tin vào?
– Các mẹ sẽ hỏi làm sao mà phân biệt vi rut với vi khuẩn hả chị? Tới bác sĩ còn khó trả lời các bạn nói chi tớ, một người mẹ có chút kinh nghiệm bèo xử lý khi con bệnh. Chỉ biết rằng trong môi trường sống của các con có ti tỉ con virut và các con do mút chân, mút tay, chơi chung với trẻ bệnh,… nên dễ lây bệnh. Đa phần mình theo dõi con và xử lý triệu chứng của con khi thấy con sổ mũi, ho để nhằm hạn chế con viêm nặng hơn. Xét nghiệm máu có thể thấy bạch cầu con tăng cao quá mức chẳng hạn (như bên Vic họ cũng hạn chế xét nghiệm máu và mình tin vào khả năng phán đoán của các bác sĩ). Rất ít gặp ( mới là do vi khuẩn xâm nhập ngay từ đầu hoặc bội nhiễm).
– Đã là virut thì kháng sinh không tiêu diệt được. Đã là vi khuẩn (rất ít) thì cần điều trị kháng sinh. (Cá biệt con mình may mắn không phải uống kháng sinh).
– Trẻ bị bệnh do vi khuẩn có thể khiến đàm nhớt mũi bé xanh hơn, vàng hơn, nhiều hơn mà không bớt, có thể bội nhiễm gây đau mắt, viêm tai, viêm phổi,…

Từ từ nghĩ tới đâu viết tới đấy nha các mẹ. Dạo này cứ khách hàng nào đến mà có con tầm tuổi Châu, Ngọc đang bệnh tớ cũng làm thuyết khách để mong mẹ ấy hạn chế kháng sinh cho con.

Châu, Ngọc nhà tớ bệnh vặt suốt và việc rửa mũi thành ra quá dễ dàng và lão luyện đối với tớ rồi. Hôm qua mẹ chỉ cần gọi: “Châu ơi, vào mẹ rửa mũi biểu diễn cho cô xem nào (cô khách hàng)” là con lon ton chạy vào ngay cho mẹ rửa mũi. Con biết há miệng và thở đúng điệu. Có lẽ sau 1 vài lần sợ hãi không hợp tác là bọn chúng biết thở rất đúng điệu nên không bị sặc và nuốt xuống bụng nữa. Ngọc mẹ thấy sạch không rửa cho em nữa, vậy là con lu loa lên khóc đòi rửa mũi. Con nhà người ta thì sợ hãi với việc rửa mũi, con nhà tôi khóc vì không được rửa mũi. Cái gì khổ luyện cũng quen, không có gì ghê gớm cả.

Bữa nay cuối tuần rảnh rang, các mẹ ít đẻ nên mẹ cháu cập nhập chuyên đề hạn chế kháng sinh. Kakaka

Bài viết by Nguyen Dai Phu.Nguyễn Đại Phu
Share this post

There are no comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Start typing and press Enter to search

Shopping Cart

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Liên hệ ngay với chúng tôi!
Gọi ngay cho chúng tôi!